Chuyển đến nội dung chính

Bài 6: Biến trong Java

Xin chào mọi người, tâm trạng hôm nay khá oải, nhưng mà mình sẽ cố gắng viết thêm được bài nữa.

Biến là gì?

-  Biến là một đại lượng đại diện cho một vùng nhớ nào đó trên bộ nhớ RAM của máy tính. Hiểu theo cách khác, biến được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu do người dùng nhập vào hoặc các dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán. Mỗi biến sẽ có tên và kiểu dữ liệu tương ứng.
Trong Java, có các loại kiểu dữ liệu khác nhau, ví dụ:
  • String: lưu trữ văn bản, chẳng hạn như "Xin chào". Các giá trị chuỗi được bao quanh bởi dấu ngoặc kép
  • int: lưu số nguyên (số nguyên), không có số thập phân, chẳng hạn như 123 hoặc -123
  • float: lưu trữ số dấu phẩy động, với số thập phân, chẳng hạn như 19,99 hoặc -19,99
  • char: lưu trữ các ký tự đơn, chẳng hạn như 'a' hoặc 'B'. Giá trị Char được bao quanh bởi dấu ngoặc đơn
  • boolean: lưu trữ các giá trị với hai trạng thái: đúng hoặc sai.

Khai báo biến

Cú pháp

kiểu_dữ_liệu tên_Biến = giá_trị;

Ví Dụ:

package helloworld;
public class HelloWorld {
    
    public static void khaiBaoBien()
    {
        int a = 2;
        float b =  2.11f;
        double c = 2.111999;
        String d = "Lan Anh";
        boolean e = true;
        System.out.println(a+"\n"+b+"\n"+c+"\n"+d+"\n"+e);
    }   
    public static void main(String[] args) {
        khaiBaoBien();
    }
    
}

Kết quả:


Một chút lưu ý về biến đó là có 2 loại biến mà chúng ta cần phải phân biệt được đó là: Biến toàn cục và biến cục bộ. Mọi người xem ví dụ dưới đây:


Như các bạn có thể thấy ở trên mình khai báo 2 biến: bienToanCuc và bienCucBo. Một cái mình khai báo giá trị = 10000 một cái mình không khai báo giá trị, một cái mình để ở ngoài hàm một cái mình để trong hàm trả về nhưng IDE đều có thể biên dịch ra được.
Tự mình thử đi:
package helloworld;
public class HelloWorld {    
    static int bienToanCuc;
    public static int bienCucBo()
    {
       int bienCucBo=10000;
        return bienCucBo;
    }   
    public static void main(String[] args) {
        System.out.println(bienToanCuc);
        System.out.println(bienCucBo());
    }
}
Tại sao lại có 2 loại như vậy ? Mục đích của nó là để làm gì?

Biến cục bộ

  • Được khai báo trong phạm vi một hàm.
  • Giá trị của biến chỉ được sử dụng trong phạm vi hàm đó, không thể sử dụng bởi hàm khác.
  • Biến sẽ bị hủy sau khi hàm thực hiện xong công việc của mình.
  • Biến được khởi tạo có giá trị rác, bạn phải tự mình khởi tạo giá trị cho biến.

Biến toàn cục

  • Được khai báo ngoài hàm, có thể được khai báo trong hàm main() nhưng sử dụng chung cho tất cả các hàm có trong hàm main().
  • Giá trị của biến được sử dụng chung cho tất cả các hàm, nếu bạn truyền biến vào hàm bằng cách truyền tham chiếu thì giá trị của biến sẽ thay đổi.
  • Biến không bị hủy sau khi hàm kết thúc, biến chỉ bị hủy khi chương trình đã dừng.
Bài sau mình sẽ nói thêm về các loại dữ liệu trong Java, giờ đi ngủ thôi! :)

Nhận xét