Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Bài đăng nổi bật

Download Torrent bằng cách sử dụng ColabGoogle

Vào thẳng vấn đề luôn là mình mới mò trên  Github một cái rất sịn sò và hay ho cho những bạn nào hay dùng Torrent để tải phim 4k hay tài liệu học tập về xem thông qua việc sử dụng ColabGoogle chạy một đoạn mã code Python. Cách hoạt động của nó, nói một cách dễ hiểu là bạn sẽ sử dụng máy chủ của Google thay vì máy tính của bạn và chắc chắn rồi tốc độ mạng của Google sẽ cao hơn rất nhiều một file 8GB có thể download trong vòng 2p nếu Peers có tầm khoảng 50~100. Nó sẽ lưu trữ trong Google drive của bạn và bạn có thể xem trực tiếp trên drive hoặc tải về max băng thông nhà mình, hơn là việc bạn cắm máy tính 3 ngày chưa tải xong Torrent. Khuyên bạn nên dùng Drive Unlimited để có thể tải những file trên 15GB nhé! Cách download: Bước 1: Truy cập vào link sau: Link Bước 2: Ấn vào Start để thực thi đoạn code cho phép liên kết với GDrive của bạn. Bước 3: Nó sẽ yêu cầu một đoạn authorization code, bạn click vào cái link xanh trên đó Google sẽ trả về cho bạn 1 đoạn mã copy đoạn mã đó v
Các bài đăng gần đây

Bài 7: Kiểu dữ liệu

Kiểu dữ liệu trong Java Có 2 loại kiểu dữ liệu trong Java: Các kiểu dữ liệu dữ liệu nguyên thủy: Các kiểu dữ liệu này thường là boolean, char, byte, short, int, long, float và double. Các kiểu dữ liệu không nguyên thủy: Thường là Classes, Interfaces và Arrays. Kiểu dữ liệu nguyên thủy Trong ngôn ngữ Java, kiểu dữ liệu nguyên thủy là các khối xây dựng của thao tác dữ liệu. Đây là kiểu dữ liệu cơ bản nhất có sẵn trong ngôn ngữ Java. Có 8 loại dữ liệu nguyên thủy: boolean byte int float char long double short Kiểu dữ liệu Kích cỡ Giới hạn (Phạm vi) byte 1 byte Lưu trữ các chữ số phạm vi từ -128 đến 127 short 2 bytes Lưu trữ các chữ số phạm vi từ -32,768 to 32,767 int 4 bytes Lưu trữ các chữ số phạm vi từ -2,147,483,648 to 2,147,483,647 long 8 bytes Lưu trữ các chữ số phạm vi từ -9,223,372,036,854,775,808 to 9,223,372,036,854,775,807 float 4 bytes Lưu trữ các chữ số thực với sai số lên tới 6 đến 7 chữ số thập phân double 8 bytes Lưu trữ các chữ số thực

Bài 6: Biến trong Java

Xin chào mọi người, tâm trạng hôm nay khá oải, nhưng mà mình sẽ cố gắng viết thêm được bài nữa. Biến là gì? -  Biến là một đại lượng đại diện cho một vùng nhớ nào đó trên bộ nhớ RAM của máy tính. Hiểu theo cách khác, biến được sử dụng để lưu trữ các dữ liệu do người dùng nhập vào hoặc các dữ liệu tạm thời trong quá trình tính toán. Mỗi biến sẽ có tên và kiểu dữ liệu tương ứng. Trong Java, có các loại kiểu dữ liệu khác nhau, ví dụ: String : lưu trữ văn bản, chẳng hạn như "Xin chào". Các giá trị chuỗi được bao quanh bởi dấu ngoặc kép int : lưu số nguyên (số nguyên), không có số thập phân, chẳng hạn như 123 hoặc -123 float : lưu trữ số dấu phẩy động, với số thập phân, chẳng hạn như 19,99 hoặc -19,99 char : lưu trữ các ký tự đơn, chẳng hạn như 'a' hoặc 'B'. Giá trị Char được bao quanh bởi dấu ngoặc đơn boolean : lưu trữ các giá trị với hai trạng thái: đúng hoặc sai. Khai báo biến Cú pháp kiểu_dữ_liệu tên_Biến = giá_trị ; Ví Dụ: package he

Bộ ảnh Art Cat sưu tầm trên Pngtree

Link tải full:  Mediafire

Bài 5: Bình luận trong Java(Comments Java)

Giống như tất cả các ngôn ngữ khác, để giúp cho người lập trình dễ trình bày nội dung code của mình thì trong Java cũng hỗ trợ lập trình viên ghi lại những dòng bình luận giúp tường minh về code của mình khi mà những dòng code có thể lên tới hàng nghìn dòng, đôi khi nói vui nó cũng là một công cụ fix bug tuyệt vời :) Bình luận một dòng bắt đầu bằng hai dấu gạch chéo ( // ). Bất kỳ văn bản nào giữa //  và cuối dòng đều bị Java bỏ qua (sẽ không được thực thi). Ví dụ: //Đây là 1 dòng bình luận System . out . println ( "Hello World" ) ; Nhận xét nhiều dòng Java Nhận xét nhiều dòng bắt đầu bằng /* và kết thúc bằng */ . Bất kỳ văn bản nào giữa /*  và */  sẽ bị bỏ qua bởi Java. /* Đây là dòng bình luận Đây cũng là dòng bình luận nữa */ System . out . println ( "Hello World" ) ; Một điểm thú vị nữa trong Java các bạn xem ví dụ dưới đây:       Có thể thấy thay vì /*   và */ như ở trên thì ở đây mình lại sử dụng /** và */ . Vậy nó có ý nghĩa gì,  tr

Bài 4: Giới thiệu JDK, JRE và JVM trong Java

Xin chào mọi người, lâu quá rồi mình không viết bài, lười quá. Mình sẽ cố gắng tuần này ra được thêm 2 bài nữa. Lần này mình sẽ giới thiệu với mọi người về JDK, JRE và JVM là như thế nào để mọi người không bỡ ngỡ khi lập trình về Java. JVM là gì? - JVM là viết tắt của Java Virtual Machine  là môi trường dùng để chạy ứng dụng được viết bằng ngôn ngữ lập trình Java. - Nhờ có JVM mà Java có thể chạy trên nhiều Platform khác nhau. JVM giống như một cái máy ảo, muốn khởi chạy Java thì bắt buộc phải chạy trên cái máy ảo này. Cứ với mỗi Platform ta sẽ có một JVM tương ứng, ví dụ như Ubuntu thì sẽ có bản JVM cho Ubuntu, Windows thì có JVM cho Windows. Và cơ chế hoạt động của JVM ở mọi nền tảng là hoàn toàn như nhau cho nên ứng dụng Java viết trên Window chạy được trên JVM của Window, khi đem cái ứng dụng đó qua Ubuntu thì chỉ cần cài JVM lên Ubuntu là ứng dụng được. Classloader : Là một hệ thống con của JVM được sử dụng để tải class file. Class (method) Area : Lưu trữ cấu trúc mỗi lớp

Bài 3: Chương trình đầu tiên Hello World

Xin chào, mấy ngày qua mình lười quá không viết được bài nào, nay chúng ta sẽ vào bài thứ 3 viết chương trình đầu tiên Hello World nhé. Ở phần này mình sẽ nói qua về quy tắc đặt tên trong Java, tạo 1 project  mới trong Netbeans và viết ví dụ đầu. Quy tắc đặt tên trong Java Quy tắc chung Lập trình viên nên khai báo tên có ý nghĩa và thể hiện được mục đích của file/ biến/ phương thức/... đó. Tên khai báo không dài quá 20 ký tự và không quá ngắn 1 ký tự trừ khi là tên tạm. Không nên đặt tên Class và tên biến trùng nhau bởi dễ gây nhầm lẫn. Không nên đặt tên nửa lạc nữa mỡ ví dụ: addSinhVien (vừa tiếng Anh vừa tiếng Việt). Không trùng với các từ khoá có sẵn trong java ví dụ: String,Integer,For,... Không được bắt đầu bằng số, ví dụ như: 123sinhVien. Tên phải được bắt đầu bằng một chữ cái, hoặc các ký tự như $, _, ... Không được chứa khoảng trắng, các ký tự toán học. Nếu tên bao gồm nhiều từ thì phân cách nhau bằng dấu _. Trong Java có phân biệt chữ hoa chữ thường. Ví dụ, như